Tìm kiếm: thoái vốn

Có nên bán vốn nhà nước dưới giá trị sổ sách kế toán?” là câu hỏi được phóng viên Báo Đầu tư điện tử - baodautu.vn đặt ra khi phỏng vấn ông Trần Xuân Hòa, Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (Vinacomin), Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về một số vấn đề liên quan tới tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước.
Trả lời báo chí về Quyết định 48/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng trong việc góp vốn vào các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định, góp vốn để tái cơ cấu, xử lý nợ xấu, chứ không có chủ trương áp đặt để quốc hữu hóa ngân hàng nhỏ.
Trước tình hình hụt thu ngân sách, Chính phủ đã đề xuất với Quốc hội về việc tăng bội chi, theo đó nâng mức bội chi từ 4,8 lên 5,3% GDP. Tuy nhiên, nhiều ĐBQH cho rằng, nếu thông qua đề nghị nới trần bội chi của Chính phủ thì Quốc hội cũng phải kiểm soát được số tiền ấy dùng cụ thể vào các dự án nào, hiệu quả ra sao, và phải gắn trách nhiệm cá nhân, tập thể trong việc sử dụng vốn ngân sách.
Theo TS Nguyễn Trí Hiếu-chuyên gia kinh tế và tài chính ngân hàng, để quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp diễn ra mạnh mẽ hơn thì còn rất nhiều việc phải làm, trong đó xử lý nợ xấu, điều chỉnh dòng vốn đầu tư, cải tiến mô hình kinh doanh và đổi mới phương thức quản trị là những vấn đề cốt lõi.
Trước đây, các DN lớn, các tập đoàn, tổng công ty đua nhau thành lập hàng loạt các công ty con - cháu. Nhưng khi kinh tế khó khăn, đại gia cạn tiền, hết hơi không lo nổi cho đàn con cháu quá đông đành phải rũ bỏ. Hàng loạt DN lớn đang bán cổ phiếu rút khỏi DN còn, sáp nhập, thậm chí phá sản hàng loạt DN trong hệ thống của mình.

End of content

Không có tin nào tiếp theo